Cao răng là những mảng bám cứng trên răng đã bị vôi hóa do vi khuẩn tác động lên các thức ăn sót lại, tích tụ lâu ngày. Lấy cao răng là kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ các mảng bám này để hàm răng sáng, đẹp và duy trì sức khỏe răng miệng tốt. Hãy cùng Nha khoa Úc Châu tìm hiểu lý do nên lấy cao răng, đối tượng phù hợp, quy trình, giá lấy cao răng và cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng để có một hàm răng khỏe mạnh qua bài viết sau đây.
1. Lấy cao răng là gì?
Lấy cao răng hay cạo vôi răng là kỹ thuật y khoa sử dụng máy cạo vôi siêu âm và các dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ cặn bã, mảng bám khoáng hóa trên bề mặt răng và viền nướu. Từ đó giúp răng sạch, sáng và cải thiện tính thẩm mỹ.
Duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ tại nha khoa là cần thiết để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn, ngăn ngừa các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu… từ đó góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể.
2. Trường hợp nên và không nên lấy cao răng
Lấy cao răng là điều cần thiết, tuy nhiên không phải ai cũng nên lấy cao răng. Sẽ có một số trường hợp khách hàng không nên lấy cao răng để đảm bảo sức khỏe. Dưới đây là những trường hợp nên và không nên lấy cao răng mà khách hàng cần biết.
2.1. Trường hợp nên lấy cao răng
Theo bác sĩ nha khoa, những trường hợp sau nên lấy cao răng:
- Người đã đến thời gian lấy cao răng định kỳ, thường là 6 tháng/lần.
- Người nhiều cao răng bất thường đến mức xuất hiện vết dính ở trên hoặc phía dưới nướu.
- Người bị viêm nha chu, viêm nướu nhẹ do cao răng.
- Phụ nữ mang thai có cao răng nhiều.
- Người được chỉ định lấy cao răng trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa khác như trám răng, nhổ răng, tẩy trắng răng…
- Người thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào.
- Người mắc bệnh tiểu đường (tần suất lấy cần dựa trên tình trạng bệnh của mỗi người, thường là 3 – 4 tháng/lần).
- Bệnh nhân xạ trị, phẫu thuật cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi điều trị.
2.2. Trường hợp không nên lấy cao răng
Có một số trường hợp đặc biệt không nên lấy cao răng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát. Dưới đây là các trường hợp khách hàng không nên lấy cao răng:
- Người đang bị viêm nha chu, viêm nướu cấp tính, nướu bị lở loét, hoại tử cấp tính.
- Người không thể há miệng hay bị đau khi há miệng.
- Người mắc bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên, không thể thở bằng mũi hoặc không có khả năng thở bằng mũi, không quen thở miệng.
- Người bị viêm tủy cấp tính, không chịu được lạnh, ê buốt hay độ rung của dụng cụ nha khoa lấy cao răng.
- Người bị biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
- Người mắc bệnh lây truyền qua đường nước bọt, sốt xuất huyết, suy giảm miễn dịch….
- Người bị rối loạn đông máu.
- Người không có khả năng kiểm soát và tự chủ được hành vi do mắc một số bệnh lý thần kinh như co giật cơ, động kinh…
2. 80% khách hàng nên lấy cao răng
Theo một số nghiên cứu về nha khoa, vi khuẩn chiếm tới 70% trọng lượng của lớp cao răng. Việc đánh răng mỗi ngày chỉ có thể loại bỏ một phần cao răng. Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ toàn bộ mảng bám này để tăng tính thẩm mỹ và cải thiện tình trạng răng miệng. Vì thế, khách hàng nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Với một số trường hợp đặc biệt, khách hàng cũng nên lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần.
Nếu không lấy cao răng, khách hàng có thể gặp phải một số tác hại đối với sức khỏe răng miệng. Cụ thể như sau:
- Gây viêm nướu và viêm nha chu: Nếu không làm sạch mảng bám, vi khuẩn trong mảng bám sẽ tấn công và khiến cho nướu bị viêm, nhiễm. Viêm nướu (viêm lợi) làm cho nướu bị kéo ra khỏi răng, tạo thành các khoảng trống được gọi là túi nha chu và mảng bám sẽ mắc kẹt vào đó. Đánh răng thông thường không thể loại bỏ các mảng bám này. Lâu dần, vi khuẩn trong mảng bám tấn công khiến cho tình trạng viêm lợi, viêm nha chu nặng hơn và có thể dẫn đến mất xương, răng.
- Gây hôi miệng: Mảng bám tiến triển dần thành cao răng khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Vi khuẩn trong mảng bám kết hợp với thức ăn dính ở kẽ răng, chân răng đang phân hủy sẽ gây ra mùi hôi. Vì thế, cao răng tích tụ càng nhiều thì hơi thở càng có mùi và gây ra tình trạng hôi miệng.
- Gây mất thẩm mỹ: Mảng bám cao răng thường có màu trắng đục hoặc hơi vàng, khi dính chặt vào bề mặt răng sẽ làm cho răng xỉn màu, mất thẩm mỹ khiến khách hàng ngại giao tiếp hơn.
- Nguy cơ sâu răng: Vi khuẩn trong mảng bám lâu ngày sẽ tấn công, làm hỏng men răng và gây sâu răng.
- Đau nhức răng: Mảng bám cao răng càng dính chặt vào răng sẽ tích tụ vi khuẩn, ảnh hưởng đến cổ chân răng, nướu, lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và gây đau nhức khi ăn nhai. Đây là biến chứng nặng của việc không lấy cao răng.
- Chảy máu chân răng: Vi khuẩn trong cao răng có thể gây kích thích và tổn hại đến nướu khiến viêm nhiễm. Càng lâu ngày, viêm nhiễm sẽ tác động đến chân răng và gây ra hiện tượng chảy máu chân răng.
Vì những tác hại nêu trên, khách hàng nên thăm khám và lấy cao răng định kỳ để đảm bảo phát hiện răng miệng luôn sạch, thơm, đồng thời phát hiện sớm và xử lý các bệnh lý răng miệng do ảnh hưởng của cao răng. Từ đó, duy trì tốt sức khỏe răng miệng.
3. Quy trình lấy cao răng tại phòng khám nha khoa
Thông thường quy trình lấy cao răng tại các phòng khám nha khoa sẽ trải qua các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám tổng quát trước khi lấy cao răng
Bác sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát để kiểm tra tình trạng răng và xác định mức độ cao răng của khách hàng. Căn cứ vào sức khỏe răng, lợi và tình trạng cao răng của khách hàng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ cũng sẽ trao đổi trước với khách hàng về một số vấn đề có thể xảy ra sau khi lấy cao răng như: nướu chảy máu, răng ê buốt, nhạy cảm hơn…
Bước 2: Tìm và lấy cao răng
Bác sĩ sẽ dò tìm cao răng theo 1 hoặc 2 cách sau:
- Cách 1: Bác sĩ lấy bông gạc, xoắn góc rồi ấn vào giữa 2 hàm răng. Gạc thấm khô nước bọt sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy nhiều cao răng hơn.
- Cách 2: Bác sĩ dùng dụng cụ thăm dò đưa lên và trượt xuống dọc theo bề mặt chân răng, dưới nướu. Những nơi mang lại cảm giác gồ ghề sẽ là nơi có cao răng.
Sau khi tìm kiếm xong, bác sĩ sẽ sát khuẩn và gây tê (nếu cần). Tiếp theo, bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng như đầu lấy cao răng siêu âm, cây lấy cao răng cầm tay, mũi khoan tốc độ chậm để lấy vôi răng và mảng bám mắc kẹt quanh chân răng.
Trong quá trình lấy cao răng, khách hàng có thể cảm thấy ê buốt nhẹ và bị chảy máu. Bác sĩ sẽ bơm rửa bề mặt chân răng và rãnh lợi bằng dung dịch oxy già giúp giảm chảy máu.
Bước 3: Đánh bóng bề mặt răng
Sau khi lấy cao răng xong, bác sĩ sẽ đánh bóng, làm mịn bề mặt răng để hạn chế cao răng quay trở lại, tránh gây ra những vấn đề răng miệng và giúp răng sáng màu hơn.
Bước 4: Vệ sinh răng miệng
Bác sĩ vệ sinh răng miệng cho khách hàng và tư vấn cách chăm sóc răng miệng tại nhà. Nếu khách hàng mắc bệnh về răng, lợi, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc hỗ trợ điều trị và có thể hẹn lịch tái khám.
4. Giá lấy cao răng bao nhiêu?
Giá lấy cao răng không cố định, thay đổi tùy theo từng cơ sở nha khoa. Tại Nha khoa Úc Châu, giá lấy cao răng dao động trong khoảng từ 100.000 – 300.000 VNĐ/ca vào tùy mức độ cao răng. Mức độ cao răng càng nhiều thì chi phí lấy cao răng càng cao. Cụ thể:
- Cao răng mức độ 1: Chi phí thấp nhất vì cao răng ít, quá trình lấy dễ dàng.
- Cao răng mức độ 2: Chi phí cao hơn mức độ 1 vì lớp cao răng dày, nhiều, có thể lan xuống và che lấp hết phần chân răng, quá trình lấy cao răng khó khăn và tốn nhiều thời gian.
- Cao răng mức độ 3: Chi phí cao nhất vì lớp cao răng đã quá dày đặc, có thể gây tụt lợi, viêm lợi và xuất hiện dấu hiệu của một số bệnh lý răng miệng phổ biến. Bác sĩ cần điều trị bệnh lý trước, sau đó mới lấy cao răng.
Dưới đây là bảng giá chi tiết dịch vụ lấy cao răng tại Nha khoa Úc Châu, khách hàng có thể tham khảo:
Loại | Giá (VNĐ/ca) |
Đánh bóng răng | 100.000 |
Lấy cao răng độ 1 | 150.000 |
Lấy cao răng độ 2 | 200.000 |
Lấy cao răng độ 3 | 300.000 |
5. TIP chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng
Sau khi lấy cao răng, khách hàng nên áp dụng các cách chăm sóc sau đây để răng sáng, đẹp, chắc khỏe và hạn chế cao răng quay trở lại.
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày: Khách hàng cần đánh răng đúng cách sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ, khoảng 2 – 3 lần/ngày và 3 phút/lần bằng bàn chải lông mềm. Ngoài ra, khách hàng nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, tăm nước, nước súc miệng để làm sạch răng, nhất là các khu vực khuất mà bàn chải không tiếp cận được.
- Không hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa chất nicotin sẽ tác động tạo ra mảng bám, làm răng ố vàng, xỉn màu và ảnh hưởng trực tiếp tới men răng, khoang miệng.
- Không uống những thức uống có màu đậm: Các thức uống có màu đậm như trà, coffee, nước sinh tố cà rốt… có thể làm răng bị xỉn màu. Bởi vì sau khi lấy cao răng, răng khá nhạy cảm, dễ bám màu.
- Không ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Sau khi lấy cao răng, răng sẽ nhạy cảm hơn, nếu ăn các thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra tình trạng ê buốt răng.
- Định kỳ lấy cao răng 6 tháng/lần: Theo các bác sĩ nha khoa, thời gian lý tưởng nhất để lấy cao răng là 6 tháng một lần. Khách hàng nên tuân thủ và duy trì thói quen này để bác sĩ loại bỏ các mảng bám cao răng, giúp hàm răng luôn cứng chắc, khỏe mạnh và sạch sẽ.
6. Mẹo hạn chế hình thành cao răng
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngoài việc lấy cao răng định kỳ, khách hàng có thể áp dụng các mẹo hay dưới đây để hạn chế sự hình thành cao răng:
- Lựa chọn kem đánh răng và bàn chải đánh răng phù hợp: Bạn nên chọn bàn chải đánh răng lông mềm, có kích thước phù hợp và kem đánh răng có chứa Flour.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ vụn thức ăn và vi khuẩn. Khi đánh răng, bạn nên chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn và thao tác nhẹ nhàng.
- Hạn chế đồ uống có gas: Một số loại nước có gas có chứa phosphoric, citric, đường khiến răng bị đen, ố màu, thiếu canxi và dễ hình thành mảng bám.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa chất tạo màu, khó vệ sinh, dễ bám vào chân răng: Socola, kẹo dẻo, bánh quy… là những thực phẩm có chứa chất tạo màu, dễ bám vào chân răng, vệ sinh khó khăn, góp phần tạo ra mảng bám, vôi quanh răng.
- Thăm khám định kỳ: Mỗi người nên thăm khám và kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần và lấy cao răng tối thiểu 2 lần/năm để răng luôn sạch sẽ và chắc khỏe.
7. Giải đáp các câu hỏi khi lấy cao răng
Nha khoa Úc Châu sẽ giải đáp thêm một số câu hỏi liên quan đến lấy cao răng để giúp khách hàng hiểu hơn về giải pháp bảo vệ răng miệng này:
7.1. Bao lâu nên lấy cao răng 1 lần?
Tùy theo sức khỏe răng miệng, tần suất lấy cao răng của mỗi người một khác. Theo khuyến nghị của bác sĩ nha khoa, khách hàng nên lấy cao răng 6 tháng – 1 năm 1 lần. Bởi đây là khoảng thời gian cao răng đã hình thành, không gây ra quá nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng và nướu đã phục hồi từ lần lấy trước.
Tuy nhiên, những người mắc bệnh nướu răng hoặc có nguy cơ mắc bệnh nướu răng cao (người bị khô miệng, tiểu đường, thường xuyên hút thuốc lá) thì nên lấy cao răng thường xuyên hơn, khoảng 3 – 4 tháng/lần.
7.2. Lấy cao răng có gây ê buốt răng không?
Những người mới lấy cao răng lần đầu, mảng bám dính chặt vào nướu gây sưng viêm hoặc răng nhạy cảm có thể cảm thấy hơi ê buốt răng trong quá trình lấy. Tuy nhiên, sau 12 – 36 giờ, cảm giác này sẽ hết mà không cần sử dụng thuốc.
7.3. Lấy cao răng có đau không?
Kỹ thuật lấy cao răng không gây đau mà rất an toàn cho mô nướu và bề mặt men răng vì chỉ tác bên ngoài răng. Khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ sử dụng máy rung siêu âm bánh và bật vôi răng ra khỏi bề mặt răng một cách nhanh chóng mà không xâm lấn vào răng hay nướu.
7.4. Có nên lấy cao răng thường xuyên không?
Mặc dù lấy cao răng giúp cải thiện tính thẩm mỹ và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng nhưng khách hàng không nên lấy cao răng quá thường xuyên. Bởi vì việc tiếp xúc với sóng âm và lực đẩy mạnh thường xuyên khi lấy cao răng sẽ làm răng, nướu bị tổn thương. Hơn nữa, khoảng cách giữa các lần lấy cao răng quá ngắn cũng làm cho răng nướu không có đủ thời gian để phục hồi, từ đó răng dễ bị nhạy cảm, đau nhức, ê buốt, lung lay…
7.5. Lấy cao răng có làm mòn men răng không?
Lấy cao răng không xâm lấn tới lớp men răng nên không gây mòn men răng. Tuy nhiên, lớp cao răng cứng và bám chặt trên bề mặt răng, nếu bác sĩ tay nghề kém, di chuyển máy cạo vôi răng không đúng vị trí với tần số rung quá cao có thể làm men răng bị tổn thương, mài mòn.
7.6. Bầu có lấy cao răng được không?
Phụ nữ mang thai vẫn lấy được cao răng, thậm chí đây còn là việc làm cần thiết để hạn chế nguy cơ mắc bệnh răng miệng có liên quan đến thai kỳ như u nướu do thai nghén. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, việc lấy cao răng chỉ nên thực hiện trong tháng thứ 4,5,6 của thai kỳ.
Tóm lại, lấy cao răng là một kỹ thuật nha khoa giúp loại bỏ mảng bám để răng sáng, đẹp và tránh các vấn đề răng miệng. Để đạt được hiệu quả, khách hàng nên lấy cao răng ở các cơ sở nha khoa uy tín và chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Để biết chi tiết về kỹ thuật lấy cao răng và các thông tin liên quan, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp Nha khoa Úc Châu qua số Hotline: 098.264.1324, nhân viên sẽ hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Nha khoa Úc Châu chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị nha khoa. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý răng miệng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được thăm khám. |
Hệ thống Nha khoa Úc Châu
- Cơ sở 1: Số 90, Quang Trung, Uông Bí, Quảng Ninh.
- Cơ sở 2: Số 7, Nguyễn Văn Cừ (ngã 3 Kênh Liêm), TP. Hạ Long.
- Cơ sở 3: Số 362, Trần Hưng Đạo (ngã 4 Loong Tòong), TP Hạ Long.